Loại cỏ sân bóng dùng trong thi đấu được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng. Trước mỗi trận, toàn bộ cỏ sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn thì mới diễn ra cuộc đối đầu giữa các đội. Đương nhiên, không phải loại cỏ nào cũng được sử dụng để làm sân bóng đá. Hôm nay, hãy cùng Cakhia link tìm hiểu chi tiết về các dòng cỏ phổ biến dưới đây.
Những loại cỏ sân bóng đá đạt chuẩn quốc tế
Bóng đá là môn thể thao vua, có bề dày trong lịch sử và phát triển mạnh mẽ. Để cấu thành nên mặt sân thì các loại cỏ là yếu tố không thể thiếu. Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp nhiều dạng chất liệu khác nhau, cụ thể:
Loại cỏ sân bóng tự nhiên
Đây là mặt cỏ sân bóng được dùng nhiều nhất trong thi đấu chuyên nghiệp sân 11 người. Nền sân mềm xốp, tạo chất lượng tốt, không bị xói mòn và trơn trượt dù thời tiết khắc nghiệt. Các cầu thủ di chuyển dễ dàng, linh hoạt, giảm thiểu các chấn thương khi va chạm hay bật nhảy. Đồng thời, trái bóng cũng có độ nảy vừa phải, thuận tiện khống chế.
Tuy nhiên, loại có sân bóng này lại có quy trình trồng khá phức tạp, khi chăm sóc tốn nhiều công sức và tốn kém. Đây là lựa chọn lý tưởng, chuyên nghiệp cho bộ môn thể thao vua. Chất liệu chủ yếu làm cỏ tự nhiên là cỏ lá gừng hoặc Bermuda.
Tuổi thọ kéo dài thường 3 – 10 năm như một số sân bóng sử dụng điển hình. Ví dụ như sân vận động Lạch Tray, Mỹ Đình, Rajamangala – Thái Lan, SVĐ Quốc gia Singapore, KingSwood Stand – Ngoại hạng Anh,…
Loại cỏ sân bóng nhân tạo
Năm 1960, cỏ nhân tạo được ứng dụng vào sân vận động đầu tiên. Từ đó đến nay, dòng mặt sân này ngày càng chứng tỏ được chất lượng và ngày càng phổ biến. giới chuyên gia cũng đánh giá cao và cỏ nhân tạo được chọn làm sân bóng World Cup, Ngoại hạng Anh,… Thiết kế cỏ từ sợi tổng hợp với những ưu điểm vượt trội như:
- Cỏ có sự đàn hồi tốt, chịu được tác động mạnh mà không biến dạng.
- Chất liệu này không cần tưới nước, chăm sóc hay cắt tỉa nên giảm thiểu được chi phí nhân công.
- Cỏ nhân tạo phù hợp cả các sân vận động trong nhà, bị mái vòm che phủ. Đây là những nơi không đủ ánh sáng để cỏ tự nhiên phát triển.
- Không bị thấm hoặc đọng lại nước khi mưa, tuổi thọ cỏ lâu dài lên tới 15 năm, chi phí bảo trì thấp.
- Không đòi hỏi về tiêu chuẩn nền đất, được lắp đặt ở nhiều địa hỉnh khác nhau.
- Tránh các ảnh hưởng, tác động của môi trường tự nhiên như nóng, lạnh,…
Tại sao loại cỏ sân bóng luôn có hai màu?
Sân bóng đá có hai màu khác biệt rõ rệt là hình ảnh người hâm mộ thường thấy. Nhiều anh em có thắc mắc rằng, đây có phải do trồng hai loại cỏ khác nhau? Thực chất việc này không đúng. Trên thực tế, loại cỏ sân bóng có 2 màu đậm nhạt xen kẽ là do cách cắt cỏ và hiệu ứng ánh sáng. Chứ toàn bộ mặt sân chỉ được trồng một loại cỏ duy nhất.
Sau khi trồng, đến một thời điểm nhất định và những lần định kỳ chăm sóc sau này, người ta sẽ xén cỏ theo hai chiều ngược nhau. Nhờ vậy, cỏ sẽ mọc theo hai hướng đối lập, kết hợp cùng ánh sáng chiếu vào từ hai bên, tạo hiệu ứng 2 màu. Nhiều sân bóng cỏ được cắt hình caro, xoắn ốc, nhưng các đường sọc thẳng vẫn được ưa chuộng hơn cả.
Xem thêm: Thuật Ngữ Pressing Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Lối Đá Này
Ưu điểm khi dùng sân cỏ 2 màu
Những sân thi đấu cho các mùa giải chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế hầu như đều sử dụng loại cỏ sân bóng 2 màu. Bởi với thiết kế như vậy sẽ tạo rõ các lằn ranh giới trên sân, mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Cụ thể dưới đây, Cakhia sẽ tổng hợp một số ưu điểm khi sử dụng loại cỏ này.
- Với cầu thủ trên sân: Vạch màu giúp họ ước lượng được khoảng cách khi di chuyển. Từ đó, dễ dàng tính toán các đường chuyền, nước rút để gây áp lực lên cầu môn đối phương hoặc bảo vệ khung thành đội mình.
- Với trọng tài: Các vạch rõ ràng giúp họ cơ bản nhận biết các tình huống việt vị tốt hơn so với mắt thường. Nhờ vậy điều khiển trận đấu với tính công bằng cao.
- Với các bình luận viên: Việc quan sát trận đấu từ xa với sân cỏ 2 màu theo kích thước tiêu chuẩn sẽ giúp bình luận viên ước lượng khoảng cách và đánh giá chính xác tình huống trên sân.
Một số nhược điểm khi dùng loại cỏ sân bóng 2 màu
Mặc dù sở hữu nhiều lợi ích như vậy nhưng những sân cỏ 2 màu này không phải được sử dụng quá phổ biến. Nguyên nhân đầu tiên là chi phí để vận hành, chăm sóc quá đắt đỏ.
Ngoài ra, sân cũng cần phải đảm bảo không thi đấu quá thường xuyên, cần thời gian bảo trì để giữ các vạch cỏ được rõ rệt. Cũng chính vì vậy mà hiện nay, nhiều sân vận động lựa chọn hình thức cỏ nhân tạo để khắc phục.
Kết bài
Trên đây là những thông tin chi tiết về loại cỏ sân bóng được sử dụng phổ biến trong các sân vận động quốc tế. Cỏ tự nhiên hay nhân tạo đều có các ưu, nhược điểm khác nhau. Hãy cùng Cakhia tiếp tục cập nhật thêm nhiều tin tức, thông tin thú vị về bộ môn thể thao vua ở các bài viết tiếp theo.